Chào mừng đến với Vinabridge ltd., - Mã địa điểm lưu kho: 03CES18
T2 - CN 00h00 - 24h00
Xu hướng công nghệ xanh ngành vận tải biển
Ngày 29-09-2022 Lượt xem 419

Xu hướng công nghệ xanh ngành vận tải biển

Ngày Hàng hải thế giới năm nay (29/9/2022) lấy chủ đề “Công nghệ mới cho ngành vận tải biển được xanh hơn” nhằm kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra giải pháp cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm khí thải carbon, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, hướng đến sử dụng công nghệ xanh cho ngành vận tải hàng hải.

Xu hướng công nghệ xanh

Ông Hoàng Hồng Giang nhìn nhận, trong xu hướng hội nhập hiện nay, xu hướng công nghệ xanh đang trở thành xu thế phổ biến trong ngành vận tải biển.

Việc cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm khí thải carbon góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, đem lại lợi ích cho môi trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hải”, ông Giang nhấn mạnh.

Năm nay, Ngày Hàng hải thế giới (29/9/2022) lấy chủ đề “Công nghệ mới cho ngành vận tải biển được xanh hơn (New technologies for greeer shipping)”. Từ đây, Cục Hàng hải Việt Nam kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các giải pháp cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm khí thải carbon, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, hướng đến sử dụng công nghệ xanh cho ngành vận tải hàng hải.

Bà Trần Thị Tú Anh, Phó trưởng Phòng Khoa học Công nghệ & Môi trường (Cục Hàng hải Việt Nam) cũng thông tin thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành GTVT, Cục Hàng hải đang xây dựng tiêu chuẩn cơ sở về tiêu chí cảng xanh, dự kiến trình phê duyệt vào cuối năm 2022. Việc ban hành tiêu chuẩn được kỳ vọng sẽ tạo ra tư duy mới trong hoạt động vận hành, khai thác cảng biển.

Các tiêu chí sẽ bám vào tiêu chuẩn cảng xanh của khối APEC và có thêm một số điểm phù hợp với Việt Nam như: Sử dụng năng lượng là các nhiên liệu sạch như LNG, hydro… sử dụng các thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Bà Tú Anh cũng nhận định để thực hiện theo những tiêu chí này tốn nhiều công sức và chi phí. Tuy nhiên, lĩnh vực hàng hải có lợi thế là tham gia nhiều Công ước quốc tế nên thực tế các tiêu chuẩn hầu như đã theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, cơ quan quản lý chỉ khuyến khích các đơn vị chuyển đổi phương tiện tại các cảng đầu tư mới, khuyến khích các phương tiện sử dụng năng lượng xanh.

Vận tải biển xanh cần cách làm mới

Năm 2018, Tân Cảng Cát Lái tại TPHCM trở thành cảng đầu tiên của Việt Nam được APEC công nhận là cảng xanh vì đạt các tiêu chí của Chương trình Hệ thống cảng xanh (GPAS). Đây là hệ thống đánh giá các tiêu chí về cam kết bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch… cho các cảng trong khu vực APEC.

Năm 2021, cảng quốc tế Tân Cảng-Cái Mép (TCIT) cũng đón giải thưởng Cảng xanh 2020 do Hội đồng Mạng lưới dịch vụ cảng APEC (APSN) trao tặng.

Để trở thành “cảng xanh“, các cảng này đã đầu tư cải tạo trang thiết bị, chuyển từ chạy dầu sang sử dụng điện hoặc các nhiên liệu sạch như: LNG cho cần cẩu, xe chạy trong cảng; xây dựng được những giải pháp giảm bụi trong không khí, giảm tiếng ồn như sử dụng sà lan để vận chuyển hàng thay vì xe container.

Cùng với đó, cây xanh cũng được trồng dọc tuyến bến tàu và đường giao thông nội bộ để cải thiện môi trường không khí, xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, đặc biệt tại các cơ sở sửa chữa trang thiết bị và container…

HOTLINE

0903.469.996
zalo
zalo Chat với tư vấn viên Gọi ngay
0903.469.996